Hello các bạn thích Cây Kiểng Bonsai .
Nhân tiện cuộc triển lãm vừa qua, chúng ta sẽ nhắc nhẹ đôi nét về Nghệ Thuật Bonsai.
Theo tài liệu thì Bonsai phát xuất từ Trung Hoa, sau khi du nhập qua Nhật Bản, thì được cập nhật và phát triển phổ biến rộng rãi. (Bonsai là cây có kích thước nhỏ nhưng phải mang đầy đủ dáng nét cây cổ thụ đẹp, sống ngoài thiên nhiên) và được trồng trong chậu cạn. Muốn làm được điều này nghệ nhân phải biết một số quy tắc kỷ thuật và mỹ thuật, lẫn người thưởng lãm nếu được một ít kiến thức về Bonsai thì khi thưởng thức tác phẩm sẽ nhiều thú vị hơn.
Tạm thời ví dụ ngắn gọn một vài điểm chính của cây: Gốc, Thân, Cành và Lá .
Gốc: là phần lớn nhất của cây, bộ rễ xung quanh gốc đóng vai trò rất quan trọng, tạo sự cổ thụ, oai nghiêm, nếu rễ được lộ dần trên mặt đất thì cây có nét vững chắc bám vào lòng đất Mẹ.
Thân: tính từ gốc lên đến ngọn, phần gốc của cây là phần lớn nhất và thân nhỏ dần đến ngọn. Nếu gốc và thân được vẻ già cằn cỗi, (u nần, nứt nẻ hoặc có bọng …) cảm tưởng cây đã được sống lâu năm già nua, đã từng bị gió mưa, để lại chứng tích chuỗi dài của thời gian bào mòn. Sự già nua của cây chứ không phải sự suy tàn của cây, cho nên cành lá phải được tươi tốt.
Cành: vị trí của cành mọc đúng chỗ góp phần hài hòa, cân đối cho toàn diện của câỵ
*Tính từ gốc: cành đầu tiên là phải hoặc trái, rồi phía sau và phía trước (cành không mọc đối xứng hoặc song song với nhau, nên zích zác cách khoảng) cành gần gốc dài nhất, những cành trên thì ngắn dần, toả ra đều đặn, không chồng chéo lên nhau, không che khuất thân cây.
* (những buổi họp hàng tháng sẽ khai triển chi tiết thực tế rõ ràng hơn)
Lá: lá tươi tốt biểu hiện sức khoẻ của cây, lá không tươi tốt chứng tỏ cây đang xìu xìu ểnh ểnh cần tham khảo Lương Y, Ban kỷ thuật .(hoặc tham khảo bản tin Cách nuôi dưỡng cây)
-------------@@@--------------
Cũng mượn dịp này ta nhắc đến Cây Kiểng Cổ của Quê mình :
Cây Kiểng Việt Nam mình có dính dáng gì tới Bonsai ? . Quê ta được sinh ra trên dải đất hình cong chữ S và được thiên nhiên sắp đặc, biển sông, núi chiếm hết 3/4 diện tích, cảnh trí rất hùng vĩ hữu tình …, như qua bài thơ rất phổ biến của Bà Huyện Thanh Quan khi ghé qua Đèo Ngang.
Bước đến đèo ngang bóng xế tà - Cỏ cây chen lá đá chen hoa …
Lom khom dưới núi tiều vài chú - Lác đác bên sông chợ mấy nhà .
Ngược dòng thời gian, xa xưa Quê mình sinh sống phần nhiều là nông nghiệp, con trâu đi trước, cái cày đi sau, cuộc sống vật chất rất đạm bạc nhưng tình cảm thì rất dạc dào .
Quê ta cuộc sống vốn yên lành - Lại có sông Hà uốn khúc quanh - Lối xóm chuyện trò khi sớm tối .
Bạn bè tri kỷ thưở ngày xanh - Ngày vang khúc hát đàn hoà nhịp - Đêm vọng sáo diều vọng tiếng thanh .
Xa cách ngìn trùng lòng vẫn nhớ - Việt- Nam đất tổ chốn sinh thành . Thanh Toàn, bạn Bonsai .
Từ thưở xa xưa ấy Ông Bà mình đã biết thưởng thức giang sơn cẩm tú, ánh trăng trải dài trên ngàn cây nội cỏ, cái dáng nét hình ảnh đẹp của cây Đa đầu làng với con Trâu thong thả nằm nhơi cỏ dưới bóng trưa … rất thanh bình và rồi có lẽ từ hình ảnh gợi hứng đó . Ông Bà ta biết vận dụng mang thiên nhiên về gần với tầm tay, đi ra sông ra suối tìm những gốc cây về cho vô chậu, có những danh từ dân gian gọi là chơi Gốc, Chơi Cội, lưu truyền đến nay vẫn còn dùng những danh từ dân dã truyền khẩu này, Vì Gốc, Cội đã nói lên ý nghĩa Nguồn Gốc, Cội Rễ, Căn Nguyên … lá rụng về cội.
Dòng giống Việt ta xa xứ vì hoàn cảnh, có mấy ai không nghĩ đến Quê Hương, không nghĩ đến Gốc Rễ Cội Nguồn của mình. Trong nghệ thuật đương nhiên bao giờ cũng có những nét đẹp ngoại hình và bên cạnh ấy luôn luôn có những ý nghĩa sâu sắc của nó. Có thế nghệ thuật mới được con người tiếp nhận và đam mê. Ngay cả các vị sau khi từ quan cũng chỉ xin Vua về vui với thú điền viên trong chuỗi ngày còn lại !.
Cho nên dân Việt mình rất dễ dung hoà, hội nhập với nghệ thuật Bonsai. Hơn nữa nhịp sống đương đại đầy xe cộ và máy móc …, nhu cầu con người cần có món ăn tinh thần, sở thích lành mạnh để thư giãn trong những khoảng thời gian rảnh rỗi và đâu đó cũng là một môi trường đàm đạo, khi tìm được những người bạn có cùng sở thích. Có vài tác phẩm cây kiểng trang trí, thì khu vườn nhà mình dễ mến hơn, đó cũng là nơi cho bạn có dịp hoạt động chân tay thể dục dưỡng sinh hoặc nhặt chiếc lá vàng rơi bay trong gió, chợt nhớ mùa Thu đã về …hớp một ngụm trà nhìn cỏ cây hoa lá để chiêm nghiệm gì về cuộc sống chăng ?... và ... về đâu vui thú ngư tiều – lánh xa phố thị có nhiều bụi bay ! .
Rốt rẻn, ngắn gọn vì trang giấy có hạn mà nghệ thuật thì vô hạn. Bản Tin HCKVN cũng chỉ xin góp ý.
Nếu ai đó thích tìm đến nghệ thuật Cây Kiểng Bonsai, thì nên hiểu vài điều căn bản.
1. Cách nuôi dưỡng cây 2. hiểu được Gốc,Thân, Nhánh, Lá hổ tương với nhau như thế nào ? .
Vì nghệ thuật nào cũng cần phải có những có những nấc thang đầu tiên, rồi từ đó bạn mới tùy nghi ứng dụng và biến hoá theo từng trường hợp của Cây và từng trường hợp của mỗi Người. Tạo cho mình một lối đi mà mình thích, tạo cho mình một phong cách chơi Cây Kiểng Bonsai mà mình muốn .
Tham khảo thêm mời bạn ghé thăm www.gsbf-bonsai.org - Golden State Federation, tìm địa chỉ của Hội Bonsai nơi thành phố bạn đang cư ngụ để tham gia, hoặc nghiên cứu thêm tài liệu, hình ảnh ở các web-site, song hành bạn có thể mượn sách ở Thư Viện .
Mong bạn và gia đình cũng như bằng hữu tìm được những thú vui lành mạnh.
www.hoicaykiengvietnamusa.com